Chú giải Gia_Long

• a)^ Manuel còn được gọi với tên phiên âm ra tiếng Việt là Mạn Hòe (Cao Tự Thanh 2007, tr. 186), Mãn-noài (Tạ Chí Đại Trường 1973, tr. 108).

• b)^ Có thuyết nói Vũ Văn Dũng bị bắt nộp lại cho quân Nguyễn, cũng có thuyết trốn thoát và ẩn náu ở vùng Tây Nguyên, sống đến 90 tuổi, mất vào đời Thiệu Trị (1841-1847). Tuy nhiên, theo Tạ Chí Đại Trường 1973, tr. 343 thì thuyết này hơi vô lý do hai lý do: thứ nhất là Văn Dũng không còn đủ trẻ để mà sống tận tới 1853 và thứ hai là việc lúc này quân Nguyễn treo thưởng Văn Dũng ngang với quan Thái phó Trần Quang Diệu khiến khả năng thoát khỏi quân Nguyễn là cực kỳ khó xảy ra. Chi tiết xin xem thêm Vũ Văn Dũng.

• c)^ Đây là nền kho Gian Thảo cũ (hiện tại nằm ở chợ Cầu Kho, Thành phố Hồ Chí Minh). Xem tại Sơn Nam 2009, tr. 55.

• c1)^ Xét theo chữ Hán thì trong niên hiệu Gia Long (嘉隆) và Thăng Long (昇龍), chữ Long đầu mang nghĩa "long trọng" (隆) chứ không có nghĩa là "Rồng" (龍) như trong Thăng Long. Và về sau Gia Long cũng đổi chữ Hán của Thăng Long thành 昇隆 trong chính sách chung nhằm giảm trừ sự nhớ thương của dân chúng Bắc Hà đối với nhà Lê. Tham khảo tại: Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1959), Đại Việt địa dư toàn biên, địa chí loại quyển 5, Đại Nam phương dư chính biên, tỉnh Hà Nội, Nhà Xuất bản Tự Do, trang 363.

• d)^ Đặng Việt Thủy & Đặng Thành Trung 2008, tr. 285-286 sách 54 vị Hoàng đế Việt Nam, do Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành (có dẫn ở phần thư mục) ghi như sau ..Trước những hành động như vậy, sách sử xưa nay nói nhiều về chính sách hành động cứng rắn của vua Gia Long, nhiều đến mức thiên lệch cả ý kiến khen chê ông vua khai sáng triều Nguyễn. Gia Long đã tìm cách xóa cho kỳ hết những dấu tích về triều Tây Sơn, nhất là đối với Quang Trung, người mà đương thời đã được dân tộc tôn vinh với chiến công huy hoàng trong việc đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh. Sự tàn bạo này đã phá hủy gần như toàn bộ di sản văn hóa lịch sử triều Tây Sơn, một triều đại tuy ngắn ngủi nhưng đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong thế kỷ XVIII với nhiều biến cố lịch sử khác thường. Tuy nhiên, phải chăng Gia long xóa sạch dấu vết của nhà Tây Sơn chỉ vì trả thù cá nhân? Chắc hẳn vị vua này không thiển cận như thế? Tất nhiên, Tây Sơn bị trả thù vì những năm tháng lênh đênh phiêu bạt, vì sự tan nát vương nghiệp của các chúa Nguyễn cũng được xem là một lý do. Nhưng còn có một lý do sâu xa hơn, đó là chọn một giải pháp tối ưu cho vương triều ông mới thành lập. Triều Tây Sơn mà Gia Long gọi là giặc Tây cũng là kẻ thù của vương triều Lê-Trịnh. Dù vương triều này đã sụp đổ nhưng các cựu thần của vương triều cũ vẫn còn rải rác khắp nơi. Trừng phạt nghiêm khắc triều Tây Sơn còn để giương cao uy vũ, cảnh báo và khống chế mọi thế lực đối lập phải quy thuận theo vương triều mới. Thực tế cho thấy, sau khi vua Quang Trung mất, Tây Sơn đã sụp đổ, lực lượng còn lại quá bé nhỏ, nội bộ thì lục đục, đem quân đánh nhau, vua trẻ Quang Toản còn nhỏ tuổi, điều này đâu có đáng phải lo sợ để ra quá tay tàn bạo? Tàn dư của triều Tây Sơn là không đáng kể nhưng Gia Long vẫn thẳng tay đàn áp vì một lần giương cung, bắn tên, nhà vua đã đạt được hai mục đích: trả thù và kiềm chế, răn đe những lực lượng muốn trỗi dậy để phục hưng chống lại vương triều mới....

• e)^ Điển cố ruộng đất ở đây có nghĩa là cầm cố ruộng đất (Ban biên soạn chuyên từ điển: New Era (2005). Từ điển tiếng Việt. Nhà Xuất bản Văn hóa-Thông tin. tr. 712. ), nghĩa rõ hơn: chính sách điển cố ở đây là cho một người thuê ruộng đất dùng làm việc công sau 3 năm sẽ lấy lại (tham khảo chi tiết tại Nguyễn Thế Anh (2008). Kinh tế & xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn. Nhà Xuất bản Văn Học. tr. 91. ).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gia_Long http://www.britannica.com/EBchecked/topic/232868 http://books.google.com/books?id=0LgSI9UQNpwC http://books.google.com/books?id=0LgSI9UQNpwC&pg=P... http://books.google.com/books?id=0Rh2BgAAQBAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=3Z3a0NU4RHMC&pg=P... http://books.google.com/books?id=6VROpoZsMzYC&pg=P... http://books.google.com/books?id=9GRD_GV0kuMC http://books.google.com/books?id=EYInAAAAQBAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=EvqKqpSCpaEC&pg=P... http://books.google.com/books?id=IrNuAAAAMAAJ